Giàu như Nhật mà gần 80% dân lại cảm thấy bất an về cuộc sống
Tỉ lệ cao kỷ lục cho thấy 78,2% người dân Nhật Bản cảm thấy bất an về cuộc sống của chính mình - Ảnh: SCMP
Theo báo South China Morning Post ngày 25-12, một khảo sát mới của Chính phủ Nhật Bản cho thấy kỷ lục 78,2% người dân cảm thấy lo lắng về cuộc sống của họ, tăng so với mức 75,9% năm 2023.
Những nguyên nhân chính bao gồm nền kinh tế suy thoái, giá cả leo thang, triển vọng công việc không chắc chắn và tình hình địa chính trị toàn cầu.
Đây là tỉ lệ cao nhất kể từ khi Văn phòng Nội các bắt đầu thực hiện khảo sát hằng năm vào năm 1981.
Mức sống giảm sút, lo ngại sức khỏe và hưu tríKhảo sát với 1.831 người tham gia tiết lộ rằng gần 64% lo ngại về sức khỏe cá nhân, 62,8% bày tỏ lo sợ về cuộc sống sau khi nghỉ hưu. Trong khi đó, 58% cho biết họ cảm thấy không an tâm về thu nhập và khoản tiết kiệm trong tương lai.
Khoảng 64,5% không hài lòng với mức thu nhập hiện tại, giảm 3, Phát hiện siêu Trái Đất có mật độ đậm đặc kỷ lục5% so với năm ngoái, 4 động tác đơn giản bạn nên tập hằng ngày để luôn cảm thấy thoải mái nhất và chỉ 34, Vì sao nhiều người không cập nhật được thời hạn bằng lái xe mới đổi lên VNeID?9% cảm thấy hài lòng, sau đó lại đưa ra đề nghị đầy toan tính tăng nhẹ 3, Bích Tuyền đua danh hiệu VĐV tiêu biểu toàn quốc 20245% so với năm 2023.
Một số người trong chính phủ tin rằng những kết quả này cho thấy tác động tích cực từ việc tăng lương. Tuy nhiên, khi được hỏi về các biện pháp chính sách mà chính phủ nên ưu tiên, có đến 66,1% lựa chọn các biện pháp chống lạm phát, chiếm ưu thế như kết quả năm 2023.
Chi phí sinh hoạt tăng caoBà Tomoko Oono, nhân viên ngân hàng đã nghỉ hưu ở tỉnh Saitama, cho biết giá cả trong các cửa hàng, chi phí nhiên liệu, điện và khí đốt tại nhà đã tăng đáng kể, gây khó khăn cho những người sống bằng lương hưu hoặc tiết kiệm hạn chế.
Ông Ken Kato, chủ doanh nghiệp nhỏ tại Tokyo, cũng chia sẻ rằng vợ ông thường xuyên sốc trước giá cả tăng cao trong siêu thị.
"Mỗi lần bà ấy đi siêu thị về, bà ấy đều nói không thể tin được mọi thứ lại đắt đến vậy. Và vài tuần trước, chúng tôi không thể mua được gạo vì các kệ đều trống rỗng. Việc Nhật Bản thậm chí không có đủ gạo cho người dân thực sự rất, rất đáng lo", ông Kato nói.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân thiếu gạo là do nhiệt độ cao trong mùa trồng trọt, lượng lớn khách du lịch nước ngoài tiêu thụ các món ăn từ gạo, và nỗi lo sợ sau trận động đất mạnh 7,1 độ Richter gần khu vực phía nam Nhật Bản.
Tình hình địa chính trị làm gia tăng lo ngạiNhiều người Nhật Bản cũng bày tỏ lo lắng về các căng thẳng địa chính trị toàn cầu, từ xung đột ở Ukraine, Gaza, đến bán đảo Triều Tiên.
Tân thủ tướng Nhật Bản lo ngại ‘Ukraine hôm nay, Đông Á ngày mai’Ông Kato thừa nhận những mối lo này ảnh hưởng đến sự an toàn của đất nước và tương lai của con cái ông.
"Tôi lo ngại về kế hoạch của Trung Quốc, những gì Triều Tiên có thể làm với tên lửa tầm xa và cách liên minh với Nga có thể ảnh hưởng đến chúng ta. Đây là những điều có ảnh hưởng đến mọi người ở Nhật Bản, và cả các con tôi" - ông Kato bộc bạch.
Trên mạng xã hội, nhiều người dùng dự đoán giá cả sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025, cùng với việc tăng thuế và đồng yen yếu sẽ khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.
"Tôi quyết định rằng chuyện gì đến thì cứ để nó đến. Cơ thể tôi đã kiệt quệ, mỗi ngày chỉ là lao động mệt mỏi, chẳng có gì thú vị để làm. Tôi không còn gì để theo đuổi trong cuộc sống và cũng không hối tiếc điều gì. Tôi đã vứt bỏ cuộc đời mình rồi", một người dùng để lại bình luận.
Tin tức mới nhất
Tin Tức
- Kyle Walker 'ăn vạ' lố, bị đối
- 10 sự kiện, vấn đề nổi bật của
- Những Cặp Số Ít Cùng Một Tên -
- Vua tiếng Việt bị giả mạo
- Nhận diện bóng đá U20_ Tương l
- ty le ca cuoc bong da
- Giàu như Nhật mà gần 80% dân l
- Ox jili casino real money
- Báo Indonesia dự đoán đội nhà
- Sau countdown, người dân về nh